HOTLINE: 028 3850 0839

15 bài học kinh doanh từ người sáng lập Amazon (P2)

Hầu như mọi người đều tự hỏi: Điều gì đã làn nên thành công của hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới – Amazon? Phải chăng đó là người sở hữu khối tài sản trên 18 tỷ USD và là người được tạp chí Time bình chọn là nhân vật của năm 2013 - Jeff Bezos.

 Hầu như mọi người đều tự hỏi: Điều gì đã làn nên thành công của hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới – Amazon? Phải chăng đó là người sở hữu khối tài sản trên 18 tỷ USD và là người được tạp chí Time bình chọn là nhân vật của năm 2013 - Jeff Bezos.

8. Hãy linh hoạt và cứng đầu

"Để có sự sáng tạo, bạn vừa phải cứng đầu và vừa phải linh hoạt, có thể cái này nhiều hơn hoặc ít hơn cái kia, cùng một lúc." Bezos là một người đàn ông hiểu được giá trị của sự đối lập. Có vẻ như hai đặc điểm trên khó có thể ở cùng nhau, nhưng đó là chính xác những gì Amazon đang thể hiện. Bezos giải thích: "Nếu bạn không cứng đầu, bạn sẽ bỏ cuộc quá sớm. Nếu bạn không linh hoạt, bạn sẽ đập đầu vào tường và bạn sẽ không tìm ra các giải pháp khác nhau cho một vấn đề bạn đang cố gắng để giải quyết."

Cứng đầu và linh hoạt được cả hai đặc điểm có giá trị riêng, nhưng có thể tồn tại điểm chung trong một đối tượng, giống như việc bạn tìm ra một con đường nằm giữa 2 còn đường mà bạn đang đắn đo.

9. Hãy thực tế

Theo Will Smith: "Sống thực tế cũng giống như bạn đi du lịch bụi". Ý tưởng là nếu bạn không bao giờ cho phép mình tưởng tượng một cuộc sống vượt xa khỏi hiện tại, không có cách nào mà bạn sẽ có được nó.

Tuy nhiên, Bezos đã chỉ ra cho các nhà khởi nghiệp là thực tế về doanh nghiệp của bạn cũng là một cách để giảm bớt áp lực khi là một doanh nhân: "Điều rất quan trọng cho các doanh nghiệp là phải thực tế. Vì vậy, nếu bạn tin vào cái ngày đầu tiên khi bạn đang viết kế hoạch kinh doanh mà có 70 % khả năng rằng toàn bộ đều sẽ thất bại, đó là một liều thuốc để bạn giảm đi áp lực phải thành công bằng mọi giá ngay từ đầu để hành động đúng đắn hơn".

10. Bắt chước

Thật tốt khi ta là duy nhất. Nhưng nó thậm chí còn tốt hơn khi cái duy nhất đó đã được đặt trong một hoàn cảnh đã được chứng minh về hiệu quả. "Chúng tôi theo dõi đối thủ cạnh tranh của chúng tôi, học hỏi từ họ, xem những điều mà họ đã làm cho khách hàng và sao chép những điều đó theo cách tốt nhất mà chúng tôi có thể." – Bezos.

Đừng nhắm mắt làm ngơ khi đối thủ cạnh tranh của bạn đang thành công. Rất có thể là họ đang làm một cái gì đó bạn có thể học hỏi.

11. Làm việc “ngược”

Làm thế nào để bạn phát triển một sản phẩm mà đảm bảo chúng có thể được bán dễ dàng?

Lời khuyên tốt nhất là ngay từ lần đầu tiên tiếp xúc, hãy tìm ra những gì khách hàng của bạn thực sự muốn và cần, cung cấp cho họ những sản phẩm của bạn có thể thỏa mãn những điều đó, thậm chí vượt trội mà không phải là bạn đang cố bán nó cho họ.

Đây là một chiến lược mà Amazon đã thực hiện nhiều lần, nổi tiếng nhất với Kindle e-book reader. Bezos giải thích: "Có hai cách để mở rộng kinh doanh. Kiểm kê về những gì bạn đang làm tốt và mở rộng ra bằng khả năng của bạn, hoặc xác định những gì khách hàng của bạn cần và muốn có để tạo ra cái họ muốn, ngay cả khi nó đòi hỏi học những kỹ năng mới."

Năm 2006, Amazon là một nhà bán lẻ trực tuyến - không phải là một nhà sản xuất thiết bị điện tử cầm tay. Nhưng Bezos nhận ra rằng người tiêu dùng của Amazon cần một cách để đọc các cuốn sách điện tử mà họ đã mua từ trang web của mình ngoài việc dùng máy tính để bàn cá nhân hay laptop. Vì vậy, họ lần ngược lại: khách hàng cần gì với một thiết bị để đọc sách để đáp ứng nhu cầu đó. Và khi Amazon phát hành Kindle thế hệ đầu tiên vào tháng 10 năm 2007, nó đã được bán hết trong vòng sáu giờ (và tương tự như vậy trong năm tháng tiếp theo). Cho đến ngày nay, Kindle vẫn là người dẫn đầu trong các loại máy đọc sách (e-reader) và vào tháng 10 năm 2011 họ đã thông báo doanh thu khó tin của "hơn" một triệu chiếc Kindle bán ra mỗi tuần.

12. Thật tốt nếu có sự hoài nghi

Khi bạn đã có một ý tưởng kinh doanh chẳng hạn để làm thay đổi thế giới (như Jeff Bezos đã làm vào năm 1994), vẫn có hàng tá người sẽ không hiểu và hoài nghi về điều đó. Càng nhiều sự sáng tạo, cách tân, càng dễ bị hoài nghi. Và Bezos có làn da đặc biệt dày khi nói: "Chúng tôi rất thoải mái khi bị hoài nghi. Chúng tôi đã có rất nhiều kinh nghiệm thực tế."

Amazon không bao giờ từ bỏ một ý tưởng tốt với ly do họ sợ một số khách hàng của họ sẽ không thích nó. Theo Bezos, họ đã "luôn luôn có rất nhiều người hoài nghi, nhưng chúng tôi tự tin vào tầm nhìn của chúng tôi” và ông tự tin rằng Amazon có thể thay đổi những người hoài nghi thành các tín đồ.

13. Tuyển dụng nghiêm ngặt

Một trong những giá trị cốt lõi của Amazon là có việc tuyển dụng hết sức nghiêm ngặt. Điều đó có nghĩa là họ chỉ thuê một nhân viên mới nếu anh/cô ấy là hoàn toàn phù hợp.

Theo Bezos: "Tôi muốn phỏng vấn 50 người tốt nhất và tôi sẽ không thuê bất cứ ai hơn là thuê nhầm người." Bezos yêu cầu rất cụ thể về những người ông muốn thuê vì ông nhận ra rằng văn hóa công ty sinh ra từ những người bạn đồng hành. Tính đến tháng 4 năm 2012, Amazon sử dụng khoảng 56.000 lao động và hầu hết là những người tốt nhất trên thế giới.

14. Hãy nhìn xa trông rộng

Bezos thừa nhận rằng "có rất nhiều người tin rằng bạn nên sống cho hiện tại", nhưng ông cũng nói, "Tôi chỉ là không phải là một trong số họ."

Ông khuyến cáo rằng mọi người hãy "suy nghĩ về sự phát triển trong tương lai của bạn và cố gắng để đảm bảo rằng bạn đang lập kế hoạch cho điều đó theo một cách mà sẽ mang lại sự hài lòng cuối cùng cho bạn".

Amazon là một công ty sẽ sẵn sàng hy sinh lợi nhuận chắc chắn trong hôm nay với hy vọng mang lại lợi nhuận lớn hơn trong thập kỷ tiếp theo tính từ bây giờ. Và đây là lý do của họ:

"Mỗi lần, toán học nói với bạn rằng bạn không nên giảm giá bởi vì bạn sẽ kiếm được ít tiền hơn. Đó là điều chắc chắn đúng trong quý hiện tại, trong năm nay. Nhưng nó có thể là không đúng sự thật trong thời gian 10 năm tới, khi lợi nhuận sẽ tăng cùng với tần suất mà khách hàng của bạn mua sắm với bạn, phần mua hàng của họ, họ sẽ làm với bạn trái ngược với những nơi khác. Sự hài lòng tổng thể của họ sẽ tăng lên".

Bezos thà “chịu việc ít khách hàng hôm nay, nhưng họ sẽ sử dụng Amazon thêm một lần nữa vào ngày mai”.

15. Tạo nên lịch sử

Đối với mọi người, có vẻ như Bezos đã đạt tới đỉnh cao trong sự nghiệp của mình - đỉnh cao của kinh doanh. Nhưng trong tâm trí của mình, ông vẫn thấy còn nhiều đỉnh núi cần phải leo tiếp. Ông công khai nói rằng ông vẫn chưa xây dựng được "một công ty cuối cùng" và rằng "Internet nói chung và Amazon.com nói riêng, vẫn còn nằm trong Chương Một."

Bezos sinh ra là để làm nên lịch sử. Và nếu bạn muốn tìm thành công tương tự, bạn sẽ phải chấp nhận chọn thái độ "đi tiếp hoặc về nhà". Và với Bezos, cuộc sống là "làm việc chăm chỉ, vui chơi và làm nên lịch sử."

>> 15 bài học kinh doanh từ người sáng lập Amazon (P1)

Phạm Thế Mạnh

Theo Infonet